
Bốn điểm cần lưu ý với mùa tuyết rơi ở Nhật bản cho du học sinh
Mùa đông ở Việt Nam chỉ là chút se lạnh, một số ít vùng núi ơ phía bắc là có tuyết rơi. Ngoài ra, đa phần các du học sinh Việt Nam đều lạ lẫm, ngạc nhiên, và thích thú khi lần đầu tận mắt nhìn, nếm, sờ và ngửi hương vị Tuyết khi đặt chân đến Nhật Bản. Tuyết rơi tuy đẹp nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm nếu các du học sinh không chú ý và cẩn thận thì sẽ có thể gặp nguy hiểm tới sức khỏe và nặng hơn là tính mạng của chính bản thân. Dưới đây là chút ít kinh nghiệm chia sẻ với các du hoc sinh để vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tuyết vừa có thể tự bảo vệ an toàn cho chính bản thân.
- Tuyết nén giữa đường
Chính xác hơn phải gọi là băng. Vì nó được hình thành khi tuyết rơi xuống đường và mọi người qua lại giẫm đạp lên khiến nó bị nén lại và đông cứng dưới mặt đường. Tuyết lúc này không còn xốp như ban đầu nữa mà đã bị nén chặt dưới lòng đường và đặt biệt trơn trợt. Nếu người đi không cẩn thận và quan sát kỹ sẽ rất dễ bị ngã.
Lời khuyên cho các du học sinh: Vào mùa đông các du học sinh hãy tự trang bị cho mình một đôi giày đinh hoặc có đế gồ ghề và độ ma sát cao để tránh trơn ướt.
- Tuyết trên cây, và cột điện
Đây là một trong các hiểm họa tiềm ẩn mà các du học sinh ít để ý và ít phòng bị nhất.
Tuyết trên cây hay còn gọi là tuyết cây: là loại tuyết bám dày ở trên cành cây hoặc cột điện. Đến khi nặng quá, nó sẽ rơi xuống. Đôi khi còn rơi gãy luôn cành cây, rất rất nguy hiểm. Có lần, một du khách Việt Nam lần đầu du lịch Nhật Bản vào mùa đông. Đang đi bên đường thì nghe cái rầm người loạng choạng, đầu óc tối sầm. Đến khi định thần thì hóa ra là môt mảng tuyết rơi từ trên cây xuống, may mà người du khách ấy cầm ô, vì tuyết rơi nhiều. Chiếc ô thì bẹp dúm văng khỏi tay. Nếu không có ô, thì du khách ấy đã nếm trọn quả tuyết rồi.
Lưu ý cho du học sinh: Nếu có việc ra đường khi tuyết đã dày, thì nên cầm thêm ô, ( tốt nhất là ô trong suốt). Vừa bảo vệ sức khỏe vừa có thể quan sát trên không và dưới đất.
- Nước băng tan
Sau những đợt tuyết rơi dày. Nắng lên và tuyết bắt đầu tan. Những vị trí băng tuyết giữa đường cũng tan dần và khi chưa hoàn toàn tan hết sẽ sót lại một mảng băng mỏng và trong suốt rất khó phân biệt. Nếu di chuyển bằng xe đạp thì chắc chắn sẽ trơn và nguy cơ té ngã là rất cao.
Lưu ý du học sinh: Vì lần đầu sống chung với tuyết nên chưa nhiều kinh nghiệm. Vì thế, hãy quan sát người phía trước di chuyển. Nếu người khác đi qua không sao thì là an toàn. Nếu không, hãy di chuyển thật chậm đễ dễ dàng xử lý tình huống.
- Tuyết lở
Nếu các du học sinh chọn các trường ở vùng đồi núi, hoặc trong các chuyến du lịch dã ngoại cuối tuần về miền núi vào mùa tuyết rơi. Thì nên cẩn thận và lưu ý xem kỹ thông tin báo đài về thời tiết trước khi lên kế hoạch cho chuyến dã ngoại của mình.
Chúc các du học sinh có thêm nhiều trải nghiệm thú vị với tuyết trong suốt quá trình học tập và làm việc của mình.
Nguồn: Sưu tầm
Học viện Nhật ngữ Tokyo Lions
– Đào tạo ngôn ngữ – Văn hóa Nhật
– Du học Nhật bản
Trụ sở Hồ Chí Minh: 103 Thống Nhất, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, HCM
Quận Phú Nhuận: 179 Hoàng Văn Thụ
Quận 6: 189 Kinh Dương Vương
Quận 9: 490 Lê Văn Việt
Tel: 083. 896 1035
Hotline: 0964 968 791
Email: contact@lions.vn
Website: http://www.duhoc.lions.vn
Fb: https://www.facebook.com/Tokyo.lions.vn