Nhật Bản từ trước tới giờ vẫn luôn nổi tiếng với thế giới về vô vàn nét truyền thông văn hóa và phong tục độc đáo. Truyền thống được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như là: lễ nghi, lễ hội, kỳ nghỉ, kinh doanh, …và trong cả cuộc sống hằng ngày. Ngoài những sự kiện kể trên, nhiều nét truyền thống còn được thể hiện ngay cả trong các nghi thức, cách ứng xử, tôn giáo xưa cũ.Chính vì những nét văn hóa độc đáo này đã làm cho cuộc sống ở Nhật trở nên thú vị hơn.
1.Tiệc Bonenkai- tiệc cuối năm của người Nhật Bản.
Là bữa tiệc truyền thống của người Nhật Bản song Bonenkai không diễn ra vào một ngày nhất định mà được rục rịch tổ chức từ trung tuần tháng 12 cho đến hết năm. Không gian được lựa chọn để tổ chức Bonenkai là nhà hàng, các quán ăn có diện tích rộng, thoáng và phải mang phong cách truyền thống Nhật Bản với những bàn dài để mọi người có thể ngồi quây quần tạo không khí ấm cúng. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn những trang thiết bị cần thiết như: Nhạc cụ, dàn âm thanh, máy chiếu… không khí khi đó sẽ trang trọng hơn, phù hợp với những công ty lớn.
Truyền thống Nhật Bản-tiệc Bonenkai
2. Lễ hội Hanami
Hanami là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản xứ sở của hoa Anh Đào tuyệt đẹp, lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời.
Truyền thống Nhật Bản-hanami
3. Lễ hội Tanabata Nhật Bản
Lễ hội Tanabata ở Nhật Bản không phải một lễ hội tình yêu mà là lễ hội kỷ niệm, một ngày cầu chúc phước lành cho người dân Nhật Bản. Mỗi khi vào ngày này, đi đến bất cứ đường phố nào đều có thể thấy những cây tre với những chiếc bùa cầu chúc treo trên cây tre và người người trong trang phục truyền thống. Còn có nhiều hoạt động âm nhạc truyền thống, biểu diễn pháo hoa… Những hoạt động lễ hội Tanabata trên khắp Nhật Bản đều không giống nhau, đều có những nét riêng.
Truyền thống Nhật Bản-tanabata
4. Lễ hội Vu lan(Obon)
Trước đây ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17/7 hoặc tháng 8 dương lịch, tuỳ theo từng địa phương. Ngày lễ này gần giống với ngày xá tội vong nhân ở Việt nam, là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Nhiều nơi tổ chức vũ hội, múa các điệu múa cổ truyền (Bonodori). Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Tại nhiều vùng, các đèn lồng được thả trôi trên sông. Vào dịp này, nhiều người Nhật làm việc ở xa quê hương về thăm quê hương, đi thăm mộ người thân.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội vu lan
5. Lễ hội shogatsu
Giống nhiêu nước trên thế giới vào mỗi dịp năm mới ở đất nước Nhật Bản sẽ diễn ra lễ mừng năm mới đón một năm mới với nhiều điều may mắn và tốt lành. Trong đêm giao thừa, người Nhật Bản ăn món mì trường thọ (toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp). Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an. Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm (hatsu moode), phong tục khai bút (kakizome) và phong tục mừng tuổi tiền (o toshi dama) cho trẻ con.
Truyền thống Nhật Bản-Shogatsu
6. Lễ Hội mùa hạ (Domatsuri)
Lễ hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Các lễ hội ở Nhật Bản này hiện nay vẫn được tổ chức đều đặn, và trong lễ hội, người ta tổ chức các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông, tiếp sau là những đoàn thuyền hộ tống. Một trong những lễ hội mùa hạ lớn nhất ở Nhật và hấp dẫn khách du lịch hàng năm là lễ hội Nebuta được tổ chức vào tháng 8 ở Aomori.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội mùa hạ
7. Lễ hội nông nghiệp ở Nhật Bản
Với người dân Nhật Bản từ xa xưa các lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức ở các vùng, với mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ mùa mới tốt tươi hơn.bội thu trong năm tới. Lễ hội độc đáo ở Nhật Bản này được tổ chức vào mùa thu. Vào dịp lễ hội người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên của đồng ruộng. Khi có lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch cho thần linh.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội nông nghiệp
8.Hina Matsuri – Lễ hội búp bê
Lễ hội búp bê cũng là một lễ hội truyền thống quan trọng của người dân đất nước Phù Tang, diễn ra thường niên vào ngày 3 tháng 3. Từ thời xưa, búp bê đóng vai trò như là vật báu của gia đình và được trưng bày trang trọng ở căn phòng tiện nghi nhất. Những con búp bê sẽ mặc những bộ quần áo kimono với những kiểu dáng khác nhau trông rất ấn tượng.
Đây cũng là thời điểm hoa anh đào bắt đầu hé nở, tượng trưng cho sự dịu dàng, đoan trang của phụ nữ Nhật Bản. Một số món ăn chính vào ngày lễ hội búp bê là cơm đậu đỏ, rượu sake, bánh gạo hishi mochi.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội búp bê
9. Kodomo-no-hi – Lễ hội cá chép
Vào ngày 5 tháng 5 là ngày lễ hội cá chép tưng bừng ở xứ hoa anh đào nhằm mục đích nguyện cầu cho những đứa trẻ trong gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an và may mắn. Nếu du khách đặt vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ trong ngày lễ hội thì sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc lồng đèn cá chép nhan nhản ở khắp nơi. Tương truyền cá chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội cá chép
10. Setsubun – Lễ xua đuổi tà ma
Lễ hội xua đuổi tà ma Setsubun thường được tổ chức vào ngày lập Xuân để đánh dấu thời khắc chấm dứt một mùa đông buốt giá và hân hoan chào mừng một mùa Xuân tươi vui đang đến.
Hoạt động phổ biến vào ngày lễ hội này là ném những hạt đậu tương trước hiên nhà, vừa ném vừa khấn trừ ma quỷ và đón phước lộc vào nhà. Nếu du khách tham quan đền Senso-ji hay Zojoji vào ngày diễn ra lễ hội thì sẽ thấy người dân vừa kết hợp ném đậu tương với những điệu nhảy dân gian uyển chuyển rất đẹp mắt.
Truyền thống Nhật Bản-lễ hội xua đuổi tà ma
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ VJE – LIONS EDUCATION
Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh:
- 179 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
Cơ sở Hà Nội:
- Nhà D1, Ngõ 91,Tây Hồ, Hà Nội
Cơ Sở Thanh Hóa 1:
- Lô 14, Đại Lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Đông Vệ, Thành Phố Thanh Hóa
Cơ sở Thanh Hóa 2:
- 161 Khu 5, Kim Tân , Thạch Thành, Thanh Hóa
- ĐT: 0974 – 399 – 372 0978- 352-342
- Facebook/ tokyolions.vn Website: Lions.vn